Prebiotic là gì?
Khái niệm Prebiotic được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1995 bởi Glenn Gibson và Marcel Roberfroid.
Theo đó, Prebiotic được định nghĩa là thành phần không thể bị tiêu hoá và được phân huỷ (lên men) bởi vi sinh vật đường ruột. Chúng có tác dụng nuôi dưỡng và/hoặc kích thích sự hoạt động của một số vi sinh vật một cách chọn lọc, giúp cải thiện sức khoẻ của con người.
Để một chất dinh dưỡng là Prebiotic thì phải thoả mãn 3 tiêu chí:
- Không bị axit và các enzym trong đường tiêu hoá phân giải và không bị hấp thu.
- Hệ vi sinh vật đường ruột có thể phân giải được (lên men).
- Có tác dụng tích cực đối với vi khuẩn trong đường ruột một cách chọn lọc và giúp cải thiện sức khoẻ.
Phân biệt prebiotic và chất xơ hoà tan
Chất xơ hoà tan là nhóm chất xơ có khả năng hoà tan được trong nước tạo thành gel.
Cũng tương tự như Prebiotic, chất xơ hoà tan không thể bị tiêu hoá bởi enzyme nội sinh và cơ thể không thể hấp thụ được. Do đó, chúng thường bị đánh đồng khái niệm với nhau. Thực tế, chỉ có một số loại chất xơ thực sự đủ tiêu chuẩn làm prebiotic. Mặt khác, prebiotic có thể có nguồn gốc từ các chất không phải chất xơ, chẳng hạn như polyphenol.
Ảnh mang tính chất minh hoạ
Prebiotic và probiotic khác gì nhau?
Probiotic hay còn gọi là lợi khuẩn, là những vi sinh vật sống như vi khuẩn, nấm men sinh trưởng trong đường ruột và đem lại lợi ích cho sức khoẻ cho con người.
Prebiotic là các thành phần trong thực phẩm có vai trò làm thức ăn nuôi dưỡng Probiotic.
> Xem thêm: Probiotic là gì?
Prebiotic gồm những loại nào?
Có nhiều loại Prebiotic, phần lớn trong số đó là các oligosaccharide thuộc nhóm carbohydrate.
-
- Fructan bao gồm inulin và fructooligosaccharide (FOS)
- Galactooligosaccharides (GOS)
- Tinh bột kháng (RS)
- Polydextrose
- Pectin (Polysaccharide)
Tác dụng của Prebiotic là gì?
Vi sinh vật lên men prebiotic sẽ tạo ra axit lactic và các axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Những chất này mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể.
Quá trình lên men làm tăng tính axit của ruột kết. Điều này gây ra sự biến đổi về cấu trúc và số lượng các loài vi sinh vật bằng cách thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của chúng.
0.8g/100ml hỗn hợp GOS và FOS với tỉ lệ 9:1 (sử dụng liên tục trong 30 ngày) được chứng minh có tác dụng tăng nhu động ruột, tăng tần suất đào thải phân, giảm táo bón ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh và sinh đủ tháng.
FOS cũng hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy, giảm cảm giác khó chịu và vấn đề đường tiêu hoá.
Prebiotic được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng, giảm hội chứng ruột kích thích IBS và bệnh Crohn.
FOS giúp cải thiện phản ứng miễn dịch và giảm tác dụng phụ của vắc xin cúm; giảm thời gian mắc bệnh và giảm việc phải sử dụng kháng sinh.
GOS làm tăng nồng độ interleukin 8 (IL-8), interleukin 10 (IL-10) và protein phản ứng C trong máu ở người trưởng thành, nhưng làm giảm IL-1β. Người ta thấy rằng, chúng cũng giúp cải thiện chức năng của tế bào NK. Ở trẻ sơ sinh, GOS làm giảm nguy cơ viêm da dị ứng và bệnh chàm sữa.
-
Đối với các cơ quan khác trong cơ thể
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, SCFA có thể khuếch tán qua tế bào niêm mạc ruột vào máu và ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống ở xa khác như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh:
-
- Làm giảm cholesterol máu, triglyceride máu, LDL và giảm quá trình tạo mỡ dự trữ (lipogenesis)
-
- Tăng khả năng nhận thức, tăng khả năng học hỏi và trí nhớ, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng, phát triển hệ thống nơron thần kinh ở trẻ sơ sinh, hỗ trợ điều trị bệnh não gan.
Sử dụng Prebiotic có tác dụng phụ không?
Prebiotic được cho là có tính an toàn cao và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Cũng tương tự như chất xơ, hệ tiêu hoá của con người không thể tiêu hoá và hấp thụ được prebiotic. Vì vậy, khi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn tới đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu. Vậy nên, khi mới bắt đầu có thể sử dụng một lượng nhỏ để hệ tiêu hoá có thể thích nghi dần dần.
Nguồn thực phẩm giàu Prebiotic
Sữa mẹ là nguồn prebiotic tự nhiên vô cùng dồi dào và phong phú.
Một vài loại như Inulin, FOS được tìm thấy trong hành tây, tỏi, chuối, rễ chicory, atiso, yến mạch, táo,…Tuy nhiên, hàm lượng prebiotic trong thực phẩm tự nhiên (trừ sữa mẹ) thường không quá cao và khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày.
Để tăng lượng tiêu thụ prebiotic, chúng ta có thể lựa chọn các chế phẩm sinh học hoặc thực phẩm được bổ sung prebiotic như một phần trong chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm được bổ sung phổ biến như sữa công thức, sữa chua, ngũ cốc, bánh mì, bánh quy,…
Nên tiêu thụ khoảng 2.5 – 10g/ngày để Prebiotic có thể phát huy được tối đa tác dụng đối với sức khỏe con người.
Tìm kiếm thành phần Prebiotic trên sản phẩm
Các từ ngữ chỉ thành phần prebiotic trên nhãn các sản phẩm như: GOS, FOS, Inulin, Pectin, Polydextrose,…
Các loại sữa công thức chứa Prebiotic