Vitamin D

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Cơ thể cũng có thể tự tổng hợp được vitamin D khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (tia UV).

Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi ở ruột, giúp duy trì nồng độ canxi và phốt phát trong huyết tương ở mức ổn định, cho phép quá trình khoáng hóa xương diễn ra bình thường và ngăn ngừa chứng hạ canxi máu. Nó cũng cần thiết cho sự phát triển và tái tạo xương.

Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn và biến dạng. Cung cấp đủ vitamin D ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh nhuyễn xương ở người lớn. Cùng với canxi, vitamin D cũng giúp bảo vệ người lớn tuổi khỏi bệnh loãng xương.

Vitamin A

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp được nên bắt buộc phải được cung cấp từ chế độ ăn hằng ngày.

Vitamin A đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó tham gia trực tiếp vào chức năng thị giác, miễn dịch, sinh sản và giao tiếp tế bào. Đồng thời, vitamin A cũng hỗ trợ sự phát triển và biệt hóa tế bào, đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành tim, phổi, thận và các cơ quan của khác thai nhi và giúp chúng hoạt động bình thường.

Lưu ý: Vì là một vitamin tan trong chất béo nên trong bữa ăn cần có dầu/mỡ thì cơ thể mới hấp thu được vitamin A.

Vitamin E là gì? Vitamin E có tác dụng gì?

E

Vitamin E là gì?

Vitamin E là vitamin tan trong chất béo, xuất hiện trong một số loại thực phẩm và được tổng hợp để bổ sung vào các loại thực phẩm chức năng

Vitamin E tự nhiên tồn tại ở 8 dạng hóa học khác nhau nhưng alpha – tocopherol (α-TE) là dạng duy nhất được công nhận là có tác dụng sinh học đối với con người

Gan đảm nhiệm vai trò dự trữ và điều tiết vitamin E trong cơ thể

Cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin E, bắt buộc phải được cung cấp từ chế độ ăn hằng ngày.

E

Vitamin E có tác dụng gì?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng bậc nhất của cơ thể, bảo vệ màng tế bào khỏi các tác động gây tổn thương của các gốc tự do – tác nhân gây phá hủy tế bào, lão hóa, ung thư và các bệnh tim mạch

Mỗi giây, cơ thể thực hiện quá trình chuyển hóa và trao đổi chất từ đó liên tục sản sinh ra hàng loạt các gốc tự do có tác dụng oxy hóa, làm phá hủy tế bào của cơ thể. Đồng thời, chúng ta cũng thường xuyên tiếp xúc với các gốc tự do bên ngoài môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, tia cực tím từ ánh sáng mặt trời,… Vitamin E là một chất tham gia tích cực trong việc ngăn chặn sự hoạt động của các gốc tự do bằng cách ức chế quá trình sản xuất ra chúng và nhiều cơ chế khác từ đó bảo vệ tế bào, ngăn chặn sự lão hóa và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Ngoài vai trò là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin E dường như tham gia vào một loạt các hoạt động của cơ thể, từ chức năng miễn dịch, kiểm soát viêm, tham gia các quá trình trao đổi chất  đến điều chỉnh biểu hiện gen.

Cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày?

Bảng: Nhu cầu khuyến nghị hằng ngày đối với Vitamin E

Tuổi Nhu cầu khuyến nghị hằng ngày (mg α-TE /ngày)
Nam Nữ
0 – 6 tháng 4 4
7 – 12 tháng 5 5
1 – 3 tuổi 6 6
4 – 8 tuổi 7 7
9 – 13 tuổi 11 11
Trên 14 tuổi 15 15
Phụ nữ mang thai 15
Phụ nữ đang cho con bú 19

 

Vitamin E có trong thực phẩm nào?

VITAMIN E

 

Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam

 https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminE-HealthProfessional/

Vitamin D là gì? Vitamin D có tác dụng gì đối với cơ thể?

vitamin d 1

Vitamin D là gì? 

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm và cũng có trong nhiều loại thực phẩm tăng cường vitamin D và thực phẩm bổ sung. Ngoài ra, cơ thể cũng có khả năng tự sản sinh Vitamin D khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tia cực tím – UV).

vitamin d 1

Vitamin D có tác dụng gì?

Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu Canxi ở ruột và duy trì nồng độ canxi và phốt phát trong máu để đảm bảo quá trình khoáng hóa xương diễn ra bình thường và ngăn ngừa chứng tetany hạ calci huyết (co cơ không tự chủ, dẫn đến chuột rút và co thắt). Nó cũng cần thiết cho sự phát triển của xương và tái tạo xương.

Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn hoặc biến dạng. Cung cấp đủ vitamin D ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh nhuyễn xương ở người lớn. Cùng với canxi, vitamin D cũng giúp bảo vệ người lớn tuổi khỏi bệnh loãng xương.

Vitamin D có các vai trò khác trong cơ thể, bao gồm giảm viêm cũng như điều chỉnh các quá trình như tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và miễn dịch, và chuyển hóa glucose.

Cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?

Bảng: Nhu cầu khuyến nghị hằng ngày đối với Vitamin D

Tuổi Nhu cầu khuyến nghị hằng ngày 
mcg IU
0 – 6 tháng 5 200
7 – 12 tháng 5 200
1 – 3 tuổi 5 200
4 – 6 tuổi 5 200
7 – 9 tuổi 5 200
10 – 18 tuổi 5 200
19 – 50 tuổi 5 200
51 – 65 tuổi 10 400
Trên 65 tuổi 15 600
Phụ nữ mang thai 5 200
Phụ nữ đang cho con bú 5 200

 

Chú thích:  1 mcg = 40 IU; 

                   Nhu cầu khuyến nghị này chung cho cả nam và nữ

Vitamin D có trong thực phẩm nào?

VITAMIN D

Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam

            https://www.fao.org/3/Y2809E/y2809e0e.htm#bm14.6

Vitamin A là gì? Vitamin A có tác dụng gì?

vitmain a la gi

vitmain a la gi

Vitamin A là gì? 

Vitamin A là một loại vitamin tan trong dầu, tham gia vào chức năng miễn dịch, thị lực và sinh sản. Cơ thể không thể tự tổng hợp Vitamin A, bắt buộc chúng ta phải lấy từ thực phẩm ăn uống hằng ngày. Trong thực phẩm gồm 2 dạng:

  • Vitamin A đã thành hình: Gồm Retinol, Retinyl ester. Là dạng cơ thể có thể sử dụng luôn, không cần qua chuyển hóa. Chúng có trong thực phẩm từ nguồn gốc động vật, bao gồm các sản phẩm từ sữa, cá và thịt (đặc biệt là gan)
  • Tiền vitamin A: Là một số loại carotenoid như Beta – Carotene, Alpha-carotene và Beta-Cryptoxanthin. Cơ thể không sử dụng được trực tiếp mà phải chuyển đổi thành vitamin A mới sử dụng được. Chúng có trong các loại rau và trái cây có màu đỏ, vàng 

Vitamin A có tác dụng gì?

Vai trò đối với thị lực và sức khỏe của mắt

Vitamin A là chất không thể thiếu, tham gia trực tiếp vào chức năng thị giác của mắt

Vitamin A giúp bảo vệ và duy trì cấu trúc của giác mạc và kết mạc

Các nghiên cứu cho thấy rằng các tiền vitamin A như beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng lên đến 25%

Quan trọng đối với khả năng sinh sản và phát triển của thai nhi

Vitamin A là chất cần thiết cho quá trình phát triển trứng và tinh trùng

Nó cũng rất quan trọng đối với sự phát triển và duy trì mô của nhau thai và thai nhi

Vì vậy, vitamin A không thể thiếu đối với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, cũng như những người đang cố gắng thụ thai.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin A được biết đến như một loại vitamin chống viêm vì vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống miễn dịch và đóng vai trò điều tiết trong các phản ứng miễn dịch của cơ thể. 

Vitamin A đã chứng minh hiệu quả điều trị trong điều trị các bệnh truyền nhiễm khác nhau.

Chất chống oxy hóa mạnh

Các carotenoid như beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A và có đặc tính chống oxy hóa .

Carotenoid chống lại các gốc tự do – các phân tử có phản ứng cao có thể gây hại cho cơ thể, từ đó làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, các bệnh về tim mạch,…

Cần bao nhiêu vitamin A mỗi ngày?

Bảng: Nhu cầu khuyến nghị hằng ngày đối với Vitamin A

Tuổi Nhu cầu khuyến nghị hằng ngày (mcg RE/ngày)
Nam Nữ
0 – 6 tháng 375 375
7 – 12 tháng 400 400
1 – 3 tuổi 400 400
4 – 6 tuổi 450 450
7 – 9 tuổi 500 500
10 – 18 tuổi 600 600
19 – 65  tuổi 600 500
Trên 65 tuổi 600 600
Phụ nữ mang thai 800
Phụ nữ đang cho con bú 850

 

Vitamin A có trong thực phẩm nào?

VITAMIN A

 

 

Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam 

            https://www.fao.org/3/Y2809E/y2809e0d.htm#bm13.7

Acid Folic, Folate: Tất cả những gì bạn cần biết

axit folic

Axit folic, folate là gì?

Axit folic, folate là một loại vitamin, thuộc nhóm B, tan được trong nước. 

  • Axit folic là dạng tổng hợp (nhân tạo), là thành phần thực phẩm bổ sung như viên uống và thực phẩm tăng cường axit folic như bột mỳ, ngũ cốc
  • Folate là dạng tự nhiên, chỉ có mặt trong thực phẩm động vật và thực vật

Thông thường, Folate (đôi khi là Vitamin B9) sẽ được dùng như thuật ngữ chung để chỉ cả axit folic tổng hợp và folate tự nhiên. 

Folate là loại vitamin thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp được nên cần phải bổ sung đầy đủ hằng ngày thông qua đường ăn, uống.

 

Vai trò của folate đối với sức khoẻ

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ

Một trong những công dụng phổ biến nhất của việc bổ sung axit folic và folate là ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu não – khi trẻ sinh ra không có bộ phận não hoặc hộp sọ

Khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc có khả năng mang thai nên bổ sung khoảng 400 – 800 mcg axit folic mỗi ngày bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong 2-3 tháng đầu của thai kỳ.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ folate trong máu thấp có liên quan đến chức năng não kém và tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Ngay cả mức folate bình thường nhưng thấp cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm tâm thần ở người lớn tuổi 

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung axit folic có thể cải thiện chức năng não ở những người bị suy giảm trí tuệ và giúp điều trị bệnh Alzheimer 

Giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim

Chế độ ăn giàu folate và bổ sung thêm axit folic có thể giúp cải thiện sức khỏe tim và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Một đánh giá bao gồm 30 nghiên cứu và hơn 80.000 người đã chứng minh rằng bổ sung axit folic giúp giảm 4% nguy cơ bệnh tim tổng thể và giảm 10% nguy cơ đột quỵ 

Hơn nữa, bổ sung axit folic có thể giúp giảm huyết áp cao – một yếu tố nguy cơ bệnh tim 

Ngoài ra, bổ sung axit folic đã được chứng minh là cải thiện lưu lượng máu, có thể giúp cải thiện chức năng tim mạch

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các chất bổ sung dựa trên folate có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, giảm đề kháng insulin và tăng cường chức năng tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường. Những chất bổ sung này cũng có thể giúp giảm các biến chứng tiểu đường, bao gồm cả bệnh thần kinh.

 

Nhu cầu folate hằng ngày

Axit folic tổng hợp được có khả năng hấp thu cao nhất khi đói (100%), trong khi axit folic có trong thực phẩm tăng cường được cho là chỉ có 85% khả năng hấp thụ. Folate tự nhiên có khả năng hấp thụ thấp hơn nhiều, khoảng 50%.

Khi được ruột hấp thu folate được vận chuyển vào máu và tới tất cả các tế bào trong cơ thể. Folate được dự trữ phần lớn ở gan. Folate thừa được bài tiết qua nước tiểu. Vi khuẩn ruột cũng tổng hợp folate nhưng phần lớn được bài tiết qua phân.

Đơn vị đo lường của Folate là mcg DFEs 

1 mcg DFE = 1 mcg folate thực phẩm tự nhiên

                 = 0,5 mcg axit folic được uống dưới dạng thực phẩm bổ sung khi bụng đói

                 = 0,6 mcg axit folic ăn cùng thực phẩm

Tổng lượng tiêu thụ khuyến nghị cho 1 người 1 ngày (gồm cả folate trong thực phẩm, axit folic trong thực phẩm tăng cường và viên uống bổ sung axit folic)

Bảng: Nhu cầu tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày của folate

Tuổi Nam Nữ Mang thai Cho con bú
0 – 6 tháng 65 65
7 – 12 tháng 80 80
1 – 3 tuổi 150 150
4 – 8 tuổi 200 200
9 – 13 tuổi 300 300
14 – 18 tuổi 400 400 600 500
19 tuổi trở lên 400 400 600 500

Đơn vị: mcg DFE (Nguồn: NIH National Institute of Health)

 

Thực phẩm giàu folate

rich food folate

Thiếu hụt folate có nguy hiểm không?

Thiếu axit folic đơn độc không phổ biến, tình trạng thiếu hụt thường đi kèm với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác vì nó liên quan mật thiết tới chế độ ăn kém chất lượng, nghiện rượu, rối loạn hấp thu. 

Thiếu máu nguyên bào khổng lồ, được đặc trưng bởi các hồng cầu lớn và bất thường, là dấu hiệu lâm sàng chính của sự thiếu hụt folate hoặc vitamin B12. Các triệu chứng của nó bao gồm suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung, khó chịu, nhức đầu, tim đập nhanh và khó thở.

Thiếu folate cũng có thể gây đau và loét nông trên lưỡi và niêm mạc miệng; thay đổi màu da, tóc hoặc móng tay; triệu chứng tiêu hóa; và tăng nồng độ homocysteine trong máu.

Phụ nữ thiếu folate có nguy cơ cao sinh trẻ bị dị tật ống thần kinh. Tình trạng không đủ folate của mẹ cũng liên quan đến việc trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non và thai nhi chậm phát triển

 

Đối tượng cần bổ sung folate

Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ

Tất cả phụ nữ có khả năng mang thai, đặc biệt là dự định mang thai cần được cung cấp đủ lượng folate để giảm nguy cơ thai mắc dị tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác. Thai nhi hình thành ống thần kinh từ rất sớm và hoàn thành nó vào ngày thứ 28. Tại thời điểm này thì thậm chí nhiều phụ nữ chưa nhận thức được mình đang mang thai. Vị vậy cần có kế hoạch sinh con chủ động và bổ sung axit folic từ trước đó. 

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400mcg/ngày axit folic từ thực phẩm chức năng và kết hợp với chế độ ăn đa dạng.

Những người nghiện rượu

Rượu cản trở sự hấp thụ folate và sự hấp thu của gan, làm tăng tốc độ phân hủy folate và tăng bài tiết qua thận. Một đánh giá ở Bồ Đào Nha, khi nguồn cung cấp thực phẩm không được bổ sung axit folic, cho thấy tình trạng folate thấp ở hơn 60% người nghiện rượu mãn tính.

Người bị rối loạn hấp thu

Những người bị rối loạn hấp thu – bao gồm bệnh nhiệt đới, bệnh celiac và bệnh viêm ruột – có thể hấp thụ ít folate hơn những người không mắc các chứng rối loạn này, có khoảng 20–60% bệnh nhân bị bệnh viêm ruột bị thiếu folate. 

Giảm tiết axit dạ dày liên quan đến viêm teo dạ dày, phẫu thuật dạ dày và các bệnh lý khác cũng có thể làm giảm hấp thu folate.

Những người có đa hình gen MTHFR (Đột biến gen)

Những người có đa hình di truyền, 677C> T, trong gen methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) bị suy giảm khả năng chuyển đổi folate thành dạng hoạt động, 5-MTHF, bởi vì enzyme methylenetetrahydrofolate reductase cần thiết cho quá trình chuyển đổi này kém hoạt động hơn.

 

Những lưu ý khi bổ sung axit folic bằng đường uống

Sử dụng thực phẩm động vật hay thực vật giàu folate tự nhiên không gây thừa nhưng ăn/uống bổ sung axit folic không đúng chỉ định sẽ dẫn đến dư thừa.

Việc hấp thụ nhiều axit folic có thể đẩy nhanh sự tiến triển của các tổn thương tiền ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và có thể là các bệnh ung thư khác ở một số người.

Thiếu Vitamin B12 có thể gây ra các tổn thương thần kinh không phục hồi, đặc biệt ở người cao tuổi. Sử dụng dư thừa axit folic sẽ làm lu mờ các triệu chứng thiếu Vitamin B12 dẫn đến các tổn thương thần kinh không được phát hiện và không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, lượng axit folic hấp thụ 1000mcg mỗi ngày hoặc nhiều hơn từ các chất bổ sung trong thời kỳ thụ thai có liên quan đến điểm số thấp hơn trong một số bài kiểm tra về sự phát triển nhận thức ở trẻ em từ 4–5 tuổi so với trẻ của những bà mẹ dùng 400 – 999 mcg.

Tham khảo:

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Folate-HealthProfessional/#en39

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27528407/

fapjunk
bahis10bets.com betvole1.com casinomaxi-giris.com interbahis-giris1.com klasbahis1.com mobilbahisguncelgiris1.com piabetgiris1.com tipobettgiris.com tumbetgiris1.com betboro 1xbet giriş
İngilizce Türkçe çeviri siteleri kullanıcıların metinleri veya belgeleri yükleyerek anında tercüme yapmalarını sağlayan platformlardır Genellikle temel çeviri ihtiyaçlarını karşılamak için kullanılır ve geniş bir kullanıcı kitlesine hizmet verir. Ancak, tam anlamıyla doğru ve dilbilgisine uygun çeviriler için profesyonel çeviri hizmetlerine başvurmak daha güvenilir olabilir. Bu siteler, hızlı ve pratik bir çözüm sunarken, özellikle hassas veya teknik metinlerin çevirisinde profesyonel bir çevirmenin becerileri ve deneyimi gerekebilir.ingilizceturkce.gen.tr
Spanish to English translation involves accurately conveying not only the words but also the meaning, tone, and cultural nuances of the original text. Skilled translators proficient in both Spanish and English are essential to ensure accurate and effective translations. They must have a deep understanding of both languages' grammar, vocabulary, and idiomatic expressions to deliver high-quality translations. Spanish to English translation is widely used in various fields, including business, literature, media, and international communication. It plays a vital role in enabling cross-cultural understanding and facilitating global interactions.spanishenglish.net