Nôn trớ

Nôn trớ là gì?

Nôn trớ hay còn gọi là “trào ngược dạ dày – thực quản sinh lí” là hiện tượng sữa, thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ thường xảy ra sau khi bé bú no, vặn mình.

Nôn trớ sinh lý rất phổ biến và xảy ra ở hầu hết các bé, nhất là giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Nôn trớ đa phần đều không ảnh hưởng tới sức khoẻ nếu như bé không nôn trớ quá nhiều làm giảm hụt đáng kể lượng sữa ăn vào mỗi ngày.

Nguyên nhân gây nôn trớ là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ là do cấu trúc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Do vậy, khi trẻ ăn no, sữa thường dễ dàng trào ra ngoài dẫn tới hiện tượng nôn trớ. Ngoài ra, có thể do cách chăm sóc chưa đúng như:

  • Cho bé ăn quá no, ép bú quá nhiều
  • Cho bú không đúng tư thế, không đúng khớp ngậm khiến bé nuốt nhiều khí vào dạ dày, làm đầy hơi nên dễ bị nôn trớ hơn.

Khi hệ tiêu hoá trưởng thành hơn, hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần đi. Khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi, các triệu chứng thường sẽ hết hoàn toàn.

Làm gì khi trẻ nôn trớ

Trong trường hợp bé bị nôn trớ với tần suất và lượng nôn mỗi lần quá nhiều, ảnh hưởng việc bú hoặc làm bé khó chịu, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để được khám loại trừ bệnh lí có thể xảy ta và tư vấn về các biện pháp khắc phục tình trạng nôn trớ.

Để tránh và giảm nôn trớ, mẹ có thể thử một số cách sau:

  • Tránh mặc quần áo hoặc quấn bé quá chật
  • Không nên cho bé đi ngủ ngay sau khi bú
  • Chia nhỏ bữa ăn, không nên cho bé ăn/bú quá nhiều trong một bữa
  • Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú xong

Cách chọn sữa cho trẻ hay nôn trớ

Mẹ có thể tham khảo một số loại sữa công thức đặc chế có tác dụng hỗ trợ giảm nôn trớ. Các loại sữa này sẽ chứa carob bean gum (locust bean gum), tinh bột ngô hoặc tinh bột khoai tây có tác dụng làm đặc sữa. Khi pha hoặc uống, các chất này sẽ làm sữa cô đặc và giữ lại trong dạ dày, từ đó sữa ít bị ọc ra ngoài hơn.

Nôn trớ, trào ngược dạ dày - thực quản

Aptamil Gold+ Úc Reflux

910.000