Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân cứng, khó đi và đau khi đại tiện. Tần suất đại tiện của mỗi trẻ khác nhau, vì vậy việc đại tiện không thường xuyên không nhất thiết là dấu hiệu của táo bón.
Theo tiêu chuẩn của NICE (National Institute for Health and Care Excellence) năm 2010, táo bón sẽ được xác định nếu có ít nhất 2 trong số các tiêu chí sau:
- Có <3 lần/tuần đi tiêu hoặc số lần đi tiêu không thường xuyên so với bình thường
- Phân to, cứng hoặc phân rất to, có thể làm nghẹt toilet
- Trẻ khó chịu và căng thẳng mỗi khi đi tiêu
- Phân cứng cộng với gắng sức rặn làm chảy máu hậu môn
- Từng bị táo bón trước đây
- Tiền sử hoặc đang bị nứt hậu môn, đau và chảy máu do phân cứng.
Nguyên nhân gây táo bón là gì?
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị táo bón là do thức ăn ăn vào hằng ngày. Trẻ bú sữa công thức dễ bị táo bón hơn so với bú sữa mẹ. Khi mẹ thay đổi chế độ ăn của bé như đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức, cho bé bắt đầu tập ăn dặm hoặc ăn ít chất xơ cũng sẽ làm trẻ thường xuyên bị táo bón. Ngoài ra, nếu trẻ bị thiếu nước do bú kém hoặc uống ít nước cũng sẽ dễ bị táo bón.
Ngoài chế độ ăn uống hằng ngày thì thay đổi môi trường cũng sẽ là một trong những nguyên nhân hay gặp. Khi trẻ được tiếp xúc với môi trường mới thì nhiều trẻ sẽ dễ bị căng thẳng, tâm lý bất ổn, rối loạn thích nghi làm ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt cũng như chức năng tiêu hoá của trẻ.
Trong một số trường hợp khác, táo bón là do một vấn đề liên quan tới bệnh lí tiềm ẩn và nghiêm trọng hơn. Nếu ba mẹ lo lắng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Triệu chứng táo bón ở trẻ
Một số dấu hiệu ba mẹ có thể nghĩa tới táo bón là:
- Bé khóc, khó chịu, đau trong hoặc sau khi đi tiêu
- Phân khô, cứng, dạng viên như phân dê
- Bé phải rặn nhiều, gắng sức khi đi đại tiện
- Xì hơi nặng mùi
- Biếng ăn, ăn không ngon miệng
- Bụng cứng
Làm gì để trẻ giảm táo bón?
Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xử lý khác với người lớn. Đối với trẻ bú sữa công thức, có thể cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội với lượng vừa phải nếu cần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn không cần bổ sung chất lỏng cho đến 6 tháng tuổi. Massage bụng nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm cũng có thể hữu ích.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, thể trạng và tinh thần của trẻ thì mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hợp lý.
Cách chọn sữa công thức giúp trẻ giảm táo bón?
- Sữa công thức được bổ sung prebiotic (FOS, GOS, Inulin) và/hoặc Probiotic (lợi khuẩn). Các thành phần này được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá, cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ giảm táo bón ở trẻ.
- Ba mẹ cũng có thể tham khảo các loại sữa công thức được sản xuất từ sữa tươi nguyên chất/sữa toàn phần. Loại này giữ nguyên được thành phần chất béo sữa là SN-2 palmitate, dễ tiêu hoá và hấp thu hơn dầu thực vật nên sẽ giảm nguy cơ táo bón.
- Sữa có 100% đạm whey hoặc chiếm ưu thế. Mặc dù có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau nhưng đạm whey dễ tiêu hoá hơn đạm casein, giúp êm bụng và hạn chế táo bón. Ngoài ra, sữa có đạm được thuỷ phân một phần cũng được ứng dụng trong điều trị táo bón, tuy nhiên loại này không nên sử dụng trong thời gian dài.
- Magiê có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng tần suất đào thải phân. Một số loại sữa đặc chế với hàm lượng Magiê được điều chỉnh hợp lí cũng có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Sữa công thức được bổ sung canxi và sắt dạng hữu cơ cũng giúp hạn chế táo bón.
- Hạn chế sử dụng sữa có chứa dầu cọ.
Sữa công thức bổ sung Prebiotic
Sữa công thức bổ sung Probiotic
Sữa công thức chứa SN - 2 palmitate
Sữa công thức có hàm lượng casein thấp
Hệ tiêu hoá yếu và nhạy cảm
Hệ tiêu hoá yếu và nhạy cảm
Sữa công thức chứa Canxi và/hoặc sắt hữu cơ
Trẻ từ 1 - 3 tuổi
Trẻ từ 6-12 tháng tuổi
Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi