Category Archives: Dinh dưỡng

Sữa công thức tốt nhất cho con

vnutrient thanh phan sua

vnutrient thanh phan sua

SỮA CÔNG THỨC TỐT NHẤT

Sữa công thức là loại sữa có nguồn gốc từ sữa bò, sữa dê, sữa cừu, đậu nành hoặc gạo,…và được bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng khác theo công thức riêng. Sữa công thức được lựa chọn để thay thế một phần hay toàn bộ sữa mẹ, giúp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tới khi con đủ 12 tháng tuổi.

Trong vô vàn các sản phẩm khác nhau trên thị trường, bài toán tìm ra loại sữa tốt nhất cho con rất nan giải. Đặc biệt là khi con đang chậm tăng cân, hay ốm vặt, táo bón, dị ứng,…và mẹ cần phải đổi sữa.

Thực tế, ngoài sữa mẹ thì sẽ không tồn tại một loại sữa công thức nào hoàn hảo và phù hợp với tất cả các bé. Thay vào đó, loại sữa tốt nhất chính là loại phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ và khẩu vị mỗi bé cũng như giá cả và tính dễ tìm mua đối với mẹ. Hãy cùng vnutrient tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho con của mình, mẹ nhé!

TÌM HIỂU THÀNH PHẦN SỮA CÔNG THỨC

Thành phần trong sữa công thức là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng và phát triển cũng như sự êm bụng, mức độ thoải mái của hệ tiêu hoá khi con ăn.

Tổng năng lượng

Tổng năng lượng ăn vào hằng ngày sẽ quyết định tới mức độ tăng cân của con.

Carbohyrate, Protein, Lipid có trong sữa sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho con hoạt động, tăng trưởng và phát triển. Năng lượng trong sữa công thức thông thường sẽ khoảng 60 – 70 kcal/100ml và sữa cao năng lượng sẽ có tiêu chuẩn là 100kcal/100ml.

Cách lựa chọn:

  • Đối với những bé khoẻ mạnh, mẹ có thể lựa chọn bất kì sản phẩm thông thường nào mà con hợp tác và ăn ngon miệng. Tăng lượng sữa con ăn hằng ngày (một cách phù hợp) là cách bổ sung thêm năng lượng và giúp con tăng cân tốt. Lưu ý mẹ chỉ nên tăng lượng ml sữa/bữa và tăng số bữa/ngày cho con, tuyệt đối không được pha sai tỉ lệ khuyến nghị của nhà sản xuất, mẹ nhé!
  • Đối với những bé thiếu cân, suy dinh dưỡng mẹ nên cho con thăm khám và cho ăn theo chỉ định của bác sĩ. Các sản phẩm sữa cao năng lượng sẽ là sự lựa chọn được ưu tiên trong trường hợp này.

Nguồn, kích thước và tỉ lệ các loại protein

Nguồn protein

Sữa công thức sẽ sử dụng protein từ sữa bò, cừu, dê hay đậu nành, gạo. Tất cả đều được điều chế để đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng nên sử dụng loại nào sẽ tùy thuộc tình trạng sức khoẻ, khẩu vị của con và sự lựa chọn của mẹ.

Cách lựa chọn:

  • Sữa công thức từ sữa bò là phổ biến nhất, sản phẩm đa dạng với nhiều mức giá khác nhau nên mẹ có nhiều sự lựa chọn.
  • Sữa công thức từ sữa dê có kích thước protein nhỏ và ít đông vón hơn so với sữa bò nên sẽ dễ tiêu hoá, giúp con êm bụng hơn. Đồng thời, sữa dê được ghi nhận giúp giảm tình trạng dị ứng ở một số bé bị ứng đạm sữa bò.
  • Sữa công thức từ đậu nành, gạo hiệu quả trong phòng và kiểm soát dị ứng đạm sữa, không dung nạp đường lactose và galactosemia (rối loạn chuyển hoá đường galactose). Đây cũng là những loại sữa tốt đối với những bé được áp dụng chế độ ăn chay.

Kích thước protein

Protein trong các loại sữa công thức từ sữa bò, cừu, dê thông thường (sữa thường, không thuỷ phân) có kích thước lớn hơn protein trong sữa mẹ. Hầu hết các bé sẽ tiêu hoá tốt loại này nhưng cần nhiều thời gian và công sức hơn. Tuy nhiên, một số bé sẽ bị khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, táo bón…đặc biệt là khi mới sinh hay bé có hệ tiêu hoá yếu và nhạy cảm. Để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất sẽ sử dụng protein thuỷ phân một phần hay toàn phần, giúp bé êm bụng và hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra, protein thuỷ phân còn có hiệu quả trong việc phòng và kiểm soát tình trạng dị ứng đạm sữa.

Tỉ lệ protein

Protein trong sữa công thức từ sữa động vật có 2 loại cơ bản là Casein và Whey. Cả hai đều có giá trị dinh dưỡng cao nhưng Casein thường sẽ khó tiêu hoá và cần nhiều thời gian xử lý hơn Whey. Tỉ lệ Whey:Casein lí tưởng nhất là 60:40, tương đương với sữa mẹ. Tuỳ thuộc vào công thức của mỗi loại sữa mà tỉ lệ này sẽ thay đổi, Whey sẽ chiếm từ 50 – 100%.

Cách lựa chọn:

  • Đối với bé mới sinh; có hệ tiêu hoá yếu, nhạy cảm; hay nôn trớ; sau ốm; tiêu chảy; khóc dạ đề; táo bón; có nguy cơ/nghi ngờ/dị ứng đạm sữa nhẹ; bé sinh non…có thể lựa chọn cho bé sữa thuỷ phân một phần, tỉ lệ đạm Whey chiếm ưu thế.
  • Đối với bé dị ứng đạm sữa, đặc biệt là dị ứng nặng/nghiêm trọng nên lựa chọn sữa thuỷ phân toàn phần, sữa công thức axit amin.

Loại carbohyrate

Carbohyrate trong sữa mẹ hay sữa động vật đều là đường lactose. Với các bé trong giai đoạn đầu đời, lactose là loại đường phù hợp nhất, cung cấp khoảng 20% tổng năng lượng hằng ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp tinh trạng không dung nạp lactose (thiếu enzym tiêu hoá), gây ra các vấn đề như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,…Để khắc phục, công thức sữa sẽ được loại bỏ lactose và thay thế vào bằng đường sucrose, glucose, maltodextrin, xi rô ngô,…

Cách lựa chọn: Đối với các bé khoẻ mạnh bình thường, lựa chọn tốt nhất là các loại sữa chứa đường lactose. Nếu bé không dung nạp thì mẹ nên lựa chọn loại sữa công thức được đặc chế riêng, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ hay nhân viên y tế có chuyên môn.

SỮA CÔNG THỨC ĐẶC CHẾ

Hay nôn trớ, trào ngược dạ dày

Trẻ sơ sinh có cấu trúc dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị chưa chặt nên khi ăn sữa lỏng rất dễ bị nôn trớ, trào ngược dạ dày..

Các loại sữa công thức đặc chế cho tình trạng này thường được bổ sung thêm các chất có tác dụng làm đặc như tinh bột từ khoai tây, ngô,…Chúng sẽ giúp sữa được cô đặc và giữ lại trong dạ dày, có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm mức độ trầm trọng cũng như tần suất nôn trớ, trào ngược.

Ngoài ra, một số sản phẩm sẽ ưu tiên sử dụng đạm Whey và có thể được thuỷ phân một phần, giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn, nhanh chóng làm rỗng dạ dày từ đó giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược.

Táo bón

Về cơ bản, sữa công thức sẽ làm con táo bón nhiều hơn so với sữa mẹ. Nguyên nhân chính là do sữa công thức đậm đặc và thành phần khó tiêu hoá hơn nên con cần nhiều thời xử lý hơn, từ đó dẫn tới bã thức ăn mất nhiều nước và táo bón.

Dầu cọ, tinh bột trong sữa công thức được ghi nhận là thành phần có thể gây táo bón.

Cách lựa chọn:

  • Các loại sữa có tỉ lệ Whey chiếm ưu thế, sữa thuỷ phân.
  • Thành phần không chứa dầu cọ, tinh bột.
  • Được tăng cường hàm lượng Magie.
  • Bổ sung thêm Prebiotic và Probiotic.

Mẹ cũng nên cân nhắc đổi sữa cho con quá thường xuyên vì có thể làm tình trạng táo bón trở lên tồi tệ hơn. Hệ tiêu hoá của con cần thời gian để làm quen với thức ăn mới, thường sẽ là một vài tuần.

Dị ứng đạm sữa

Dị ứng đạm sữa xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn tới dị ứng là do hệ miễn dịch của bé phản ứng quá mức với đạm (protein) có trong sữa. Các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, đau bụng, nôn, táo bón, đi ngoài ra máu, nổi mề đay, viêm da, ho, khò khè,…Nếu mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng, hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra và cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các sản phẩm được ưu tiên cho bé bị dị ứng sữa thường là các loại sữa công thức sử dụng đạm thuỷ phân, sữa công thức axit amin hay sữa từ đạm đậu nành. Tuỳ thuộc vào mức độ dị ứng của con mà mẹ lựa chọn sản phẩm thích hợp.

Cách lựa chọn

  • Bé có nguy cơ/nghi ngờ/dị ứng đạm sữa nhẹ…có thể lựa chọn cho bé sữa thuỷ phân một phần hoặc thuỷ phần hoàn toàn.
  • Bé dị ứng đạm sữa dị ứng nặng/nghiêm trọng/sốc phẩn vệ nên lựa chọn sữa thuỷ phân hoàn toàn, sữa công thức axit amin hay sữa công thức từ đậu nành.

CÁC THÀNH PHẦN PHỤ ĐƯỢC BỔ SUNG THÊM

Ngoài thành phần chính như protein, lipid, carbohydrate thì các thành phần phụ được nhà sản xuất bổ sung thêm để gia tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm. Nổi bật và phổ biến nhất có thể kể đến như DHA, HMO, Prebitoic, Probiotic (lợi khuẩn), MFGM, Lactoferrin,…

Cách lựa chọn:

  • Phát triển não bộ, trí tuệ: DHA, MFGM, Inositol, Taurin,…
  • Tăng cường miễn dịch: Kháng thể IgG, Lactoferrin, HMO, Prebiotic, Probiotic,…
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Prebiotic, Probiotic, HMO, Nucleotide,…

CÁCH ĐỔI SỮA CÔNG THỨC

Các loại sữa công thức được lưu hành trên thị trường đều có giá trị dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn đối với các bé ở mỗi lứa tuổi. Tuy nhiên, do thành phần khác nhau nên sẽ không có một sản phẩm nào hoàn hảo và phù hợp với tất cả. Để chọn lựa được loại sữa công thức phù hợp thì mẹ cần quan sát và lắng nghe con.

Một số tín hiệu để mẹ cần theo dõi để biết sữa không phù hợp với con:

  • Dấu hiệu đường tiêu hoá: Nôn trớ nhiều, tiêu chảy, đau bụng quấy khóc, phân có máu, nôn mửa, đầy hơi, táo bón nặng,…
  • Dấu hiệu ở da: Viêm da dị ứng, nổi mề đay, sưng tấy quanh miệng hoặc mắt,…
  • Dấu hiệu hô hấp: ho, khò khè,…
  • Chậm tăng cân
  • Không chịu ăn

Đổi sữa công thức cho con đúng cách

Đầu tiên mẹ cần xem xét thành phần của loại sữa công thức cũ và mới, đặc biệt là kích thước protein, hàm lượng lactose và lipid. Khi đổi sữa, hệ tiêu hoá của bé cần thời gian để thích nghi với cấu trúc của thức ăn mới, như tăng tiết enzym, thay đổi lực co bóp,…

Khi thành phần protein thay đổi như từ sữa mẹ sang sữa công thức, từ thuỷ phân toàn phần sang thuỷ phân một phần hay dạng protein nguyên vẹn, từ sữa dê sang sữa bò thì mẹ cần chuyển dần dần. Cách thức là phối hợp cả hai loại sữa trong thời gian đầu rồi giảm dần lượng sữa cũ và kết hợp với theo dõi phản ứng của con.

Đổi sữa có hàm lượng đường và lipid cao hơn loại cũ cũng làm hệ tiêu hoá của bé tốn nhiều công sức và thời gian hơn để xử lý.

Quy trình đổi mẹ có thể tham khảo:

transition guide

Để tim được loại sữa công thức phù hợp tương đối khó, phương pháp thường là thử và sai rồi đổi. Theo dõi sự hợp tác của con là việc mẹ cần chuyên tâm và kiên trì.

 

Hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách

nuoi con bang sua me

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng không thể thay thế

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có thể đáp ứng đủ 100% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu tiên, 60 – 70% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng và khoảng 30 – 40% % đối với trẻ trên 1 tuổi.

Thành phần sữa mẹ chứa đủ nước, carbohydrates, protein, lipid, DHA, Choline, các vitamin và khoáng chất thiết yếu, kháng thể, các yếu tố tăng trưởng, probiotics,… giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hóa còn non nớt, hỗ trợ trẻ tiêu hóa hiệu quả và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng hơn bất kì loại sữa công thức nào. Đồng thời, trong sữa mẹ có nhiều kháng thể, các yếu tố miễn dịch giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp.

Đối với mẹ, khi cho trẻ bú sớm, bú đúng và liên tục sẽ giúp mẹ sau sinh hồi phục nhanh chóng, ngày càng nhiều sữa cho con và gắn kết tình cảm.

Sữa non và sữa trưởng thành

Sữa non là sữa hình thành trong những tuần cuối mẹ mang thai và tiết ra trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau sinh. Sữa non có màu vàng nhạt, trong. Thành phần chứa nhiều đạm, kháng thể, tế bào miễn dịch, các yếu tốt tăng trưởng và giàu vitamin A.

Sau sinh, cho trẻ bú càng sớm càng tốt, đặc biệt trong 1 giờ sau sinh. Sữa non do mẹ tiết ra thời điểm này đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng dinh dưỡng mà trẻ cần, mẹ không cần thiết bổ sung thêm bất kì loại sữa công thức hay thức ăn nào khác.

Sau 2 – 3 ngày, sữa non sẽ hết chuyển sang sữa trưởng thành. Sữa xuống nhiều và căng đầy, thể tích và hàm lượng dinh dưỡng ở 2 bên vú là tương đương nhau. Thành phần sữa sẽ được điều tiết trong thời gian trẻ bú:

  • Sữa đầu bữa (bắt đầu bú) sẽ cung cấp cho trẻ nước, carbohydrates, đạm và các chất dinh dưỡng khác. Phần này sẽ giúp trẻ giải khát, giảm đói nhanh chóng.
  • Sữa cuối bữa (bú gần hết) sẽ cung cấp cho trẻ nhiều chất béo, cung cấp năng lượng nhiều hơn và bền hơn, trẻ no lâu và đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, phải để cho trẻ bú hết phần sữa cuối (bú cạn) để trẻ có thể được cung cấp đủ chất đồng thời giúp mẹ kích thích tăng tiết sữa (khi trong ngực còn dư sữa và ứ đọng sẽ ức chế tuyến sữa tạo sữa) và hạn chế tắc tia.

Cách cho trẻ bú đúng

Cho trẻ bú càng sớm càng tốt, đặc biệt trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Việc cho bú sớm giúp trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cần nhất kịp thời, giúp mẹ co hồi tử cung, hạn chế mất máu và nhanh về sữa.

Không cho trẻ uống nước, không cho ăn các thức ăn khác, không cần thiết bổ sung sữa công thức vì nhu cầu nước và dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu tiên được đáp ứng hoàn toàn bởi sữa mẹ. Trẻ sau 6 tháng kết hợp giữa bú mẹ và ăn bổ sung, tiếp tục cho trẻ bú cho đến khi được 24 tháng tuổi hoặc lâu nhất có thể.

Cho trẻ bú theo nhu cầu và bú cả ngày lẫn đêm. Số lần bú từ 8 – 12 lần/ngày.

Không nên cho trẻ bú bình quá sớm vì sẽ làm giảm phản xạ bú mút của trẻ và ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của mẹ.

Tư thế bú đúng

  • Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
  • Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
  • Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
  • Ngoài đỡ đầu và mông, cần phải đỡ mông trẻ nếu là trẻ sơ sinh.

Cách ngậm bắt bú đúng

  • Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
  • Miệng trẻ mở rộng.
  • Môi dưới hướng ra ngoài.
  • Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

Những vấn đề mà mẹ gặp phải trong quá trình cho con bú

Không đủ sữa: Để có nhiều sữa, mẹ cần cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh, cho trẻ bú thường xuyên và liên tục, bú đúng cách để kích thích cơ thể tạo sữa. Đặc biệt, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mỗi ngày cung cấp đủ nước, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết để có thể có đủ nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất sữa. Ngoài ra, mẹ cũng rất cần nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái và hạn chế stress.

Nứt núm vú: Nguyên nhân chủ yếu là từ cho trẻ bú sai tư thế, ngậm bắt bú không đúng cách nhiều lần dẫn đến núm vú bị tổn thưởng và đau rát. Mẹ hãy điều chỉnh lại, dần dần triệu chứng sẽ giảm.

Cương tức vú: Nguyên nhân: Không cho bú sớm, không cho bú thường xuyên, ngậm bắt vú kém, hạn chế thời gian mỗi bữa bú. Phòng ngừa bằng cách cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt. Điều trị: Nếu trẻ bú được thì phải cho trẻ bú thường xuyên, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Trước khi cho bú dùng gạc ấm đắp lên vú. Sau khi cho bú thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề.

Tắc tia sữa và viêm vú: Khi ống dẫn sữa bị tắc làm sữa bị ứ trệ gây ra viêm vú, có thể viêm từ không nhiễm trùng đến viêm nhiễm trùng. Trước hết phải cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa sau đó tìm nguyên nhân để xử trí nếu sau 24 giờ các triệu chứng không giảm phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh, giảm đau và nghỉ ngơi hoàn toàn.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.

Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia

Tương tác thuốc và thực phẩm

Interaction

Tương tác thuốc là gì?

Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ khi nào bạn sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc hay sử dụng thuốc kèm với thực phẩm, đồ uống hay thực phẩm bổ sung/chức năng khác đều có nguy cơ xảy ra tương tác thuốc.

Đây là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa thuốc này với thuốc khác, giữa thuốc với các loại thực phẩm, thuốc với tình trạng sinh lý/bệnh lý đang có:

  • Tương tác thuốc – thuốc: Đây là tương tác phổ biến nhất, càng sử dụng nhiều loại thuốc cùng nhau thì nguy cơ tương tác càng cao. Hiện tượng này có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc, làm tăng tác dụng phụ không mong muốn hay làm tăng nồng độ thuốc trong máu gây quá liều.
  • Tương tác thuốc – thực phẩm: Một số loại thuốc có thể tương tác với thực phẩm/đồ uống khi được sử dụng cùng nhau. Ví dụ như cam thảo hay các sản phẩm có chứa cam thảo/chiết xuất cam thảo (axit glycyrrhizic) có thể làm tăng huyết áp, giữ muối và nước, làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc acebutotol (thuốc chống tăng huyết áp).
  • Tương tác thuốc – bệnh lý: Tác động của thuốc có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lý. Ví dụ như thuốc an thần, thuốc ngủ (như melatonin) sẽ phải được sử dụng thận trọng đối với những người suy giảm chức năng gan.

Interaction“Không ăn hay uống nước ép bưởi chùm trong thời gian sử dụng thuốc vào bất cứ lúc nào”

Tương tác thuốc xảy ra như thế nào?

  • Tương tác dược lực học: xảy ra khi hai loại thuốc được sử dụng chung và tương tác với nhau, dẫn đến tăng tác dụng (cộng hưởng), giảm tác dụng (đối kháng) hoặc tác dụng phụ không mong muốn khác.
  • Tương tác dược động học: xảy ra khi một loại thuốc ảnh hưởng tới sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa, bài tiết của một loại thuốc khác khi được sử dụng cùng.
    • Hấp thu: Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc khác, làm tăng/giảm nồng độ thuốc trong máu và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng. Các loại thực phẩm bổ sung chứa sắt sẽ làm suy giảm hấp thu Cefdinir (kháng sinh), nên sử dụng 2 loại này các nhau 2 tiếng.
    • Phân bố: Thuốc sau khi hấp thu sẽ được liên kết với protein để vận chuyển trong hệ tuần hoàn. Quá trình này có thể bị ảnh hưởng khi các loại thuốc cạnh tranh nhau để liên kết với protein.
    • Chuyển hóa: Thuốc thường được chuyển hóa thành dạng khác để có thể đào thải ra khỏi cơ thể. Enzyme CYP450 (do gan sản xuất) thường đảm nhiệm chức năng phân hủy thuốc, tác dụng của enzyme tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng tới sự đào thải thuốc. Ví dụ bưởi chùm (grapefruit) cản trở hoạt động của enzyme CYP450, làm tăng nồng độ và thời gian tồn tại của thuốc trong cơ thể, gây nhiều nguy cơ đối với người sử dụng.
    • Bài tiết: Sau khi được chuyển hóa thành các chất an toàn thì thuốc sẽ được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu, phân,…Một số loại thuốc làm giảm chức năng thận sẽ ảnh hưởng tới quá trình bài tiết thuốc.

Vai trò của việc kiểm tra tương tác thuốc

  • Tương tác thuốc làm giảm/tăng nồng độ thuốc trong máu một cách không mong muốn, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc có thể gây quá liều cho người sử dụng.
  • Có thể làm tăng tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Làm tình trạng bệnh lý hiện tại càng trở lên tồi tệ nếu như phối hợp thuốc không đúng cách.

Hãy kiểm tra vấn đề trước khi sử dụng để giảm nguy cơ gây hại đối với cơ thể. Thuốc sử dụng theo đơn của bác sĩ kê sẽ được đảm bảo an toàn. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc các loại thuốc trong đơn có tác dụng với loại thực phẩm nào không.

Nếu bạn muốn sử dụng thêm các loại thuốc không cần kê đơn, thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng như vitamin tổng hợp, thảo mộc,…hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh, giúp giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải bất kì tương tác thuốc, thực phẩm nào cũng gây hại. Một số loại có thể giúp cải thiện khả năng hấp thu, từ đó đem lại nhiều tác dụng tích cực.

 

Trong sữa mẹ có những gì?

Thanh phan sua me co gi

Sữa mẹ chứa đầy đủ chất để nuôi dưỡng và bảo vệ bé ngay từ lúc chào đời. Nhưng bạn có biết thành phần của sữa mẹ thay đổi một cách rất linh hoạt để đáp ứng cụ thể với nhu cầu và trạng thái của bé tại thời điểm cho bú, thay đổi trong một ngày, trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ cũng như điều kiện môi trường nơi mẹ và bé sống giúp trẻ thích nghi tốt hơn?

Thanh phan sua me co gi

Trong sữa mẹ có những gì?

Chúng ta nghĩ rằng, sữa mẹ chứa nước, carbohyrate, protein, lipid và một vài vitamin, khoáng chất khác. Nhưng hoàn toàn không chỉ có vậy, sữa mẹ chất nhiều chất quý giá hơn thế rất nhiều.

Dưới đây là các thành phần độc nhất chỉ có trong sữa mẹ, không thể tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm hay sữa công thức nào khác:

  • Hàng triệu tế bào sống, bao gồm các tế bào bạch cầu giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ và các tế bào gốc giúp các cơ quan phát triển và chữa lành tổn thương.
  • Hơn 1000 loại protein giúp cơ thể trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, kích hoạt hệ thống miễn dịch, phát triển và bảo vệ tế bào thần kinh trong não bộ.
  • Chứa hơn 20 loại axit amin bao gồm cả các axit amin thiết yếu và không thiết yếu đáp ứng nhu cầu của bé. Một vài loại giúp bé thư giãn, duy trì giấc ngủ ngon và sâu.
  • Chứa hơn 200 loại Oligosaccharide mang chức năng của prebiotic, là nguồn thức ăn nuôi dưỡng và phát triển hệ vi sinh trong ruột của bé. Chúng giúp phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • hơn 40 loại enzym, đây là chất xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Các loại enzym trong sữa mẹ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ cũng như giúp trẻ hấp thụ chất sắt.
  • Các yếu tố tăng trưởng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Chúng có tác động quan trọng tới nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể bé như ruột, mạch máu, hệ thần kinh và các tuyển hooc-môn,…
  • Chứa các hooc-mon, là các chất hóa học do cơ thể tạo ra để truyền tín hiệu tới các mô và cơ quan đảm bảo chúng hoạt động chức năng bình thường. Một số trong đó giúp trẻ ổn định tinh thần, điều chỉnh cảm giác thèm ăn và điều hòa giấc ngủ của bé, thậm chí còn gắn kết mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con,…
  • Các loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, xây dựng và phát triển hệ xương và răng, duy trì hoạt động binh thường của các mô, cơ quan trong cơ thể.
  • Chứa kháng thể: Có 5 loại kháng thể cơ bản trong cơ thể và chúng có mặt đầy đủ trong sữa mẹ. Chúng bảo vệ bé khỏi bệnh tật, nhiễm trùng bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn, vi rút.
  • Chứa các loại axit béo chuỗi dài, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thần kinh cũng như hỗ trợ phát triển não bộ và mắt khỏe mạnh.
  • khoảng 1400 microRNA giúp phòng và ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bé. Ngoài ra, thành phần này còn có chức năng sửa chữa và tái tạo lại tuyến vú của mẹ.

Mặc dù đây là một danh sách dài nhưng chỉ là một phần trong số các thành phần có trong sữa mẹ, khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và khám phá thêm. Điều đáng chú ý là các thành phần này sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày, thời tiết, sự phát triển của trẻ, tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu riêng của từng bé.

Phospholipids

Phospholipids là một thành phần của MFGM (Milk fat globule membrane – Màng cầu chất béo sữa). Nó có mặt tự nhiên trong sữa mẹ, sữa bò,…

Phospholidpids có nhiều nghiên cứu và chứng minh lâm sàng về tác dụng sinh học đối với cấu trúc và chức năng của não bộ, sự phát triển của ruột và hệ miễn dịch.

Phospholidpids được ứng dụng trong các loại sữa và thực phẩm bổ sung đem lại nhiều tác dụng có lợi đối với não bộ, phát triển nhận thức và cải thiện hành vi; đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Chất xơ

Chất xơ

Chất xơ là các chất thuộc nhóm chất bột đường (hay carbohydrate). Chúng mặt tự nhiên trong các loại rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc,…

Khác với tinh bột và đường, cơ thể không thể tiêu hóa được chất xơ nên nó không cung cấp năng lượng và gần như nguyên vẹn khi đi qua hệ tiêu hóa rồi được đào thải ra ngoài. Tuy vậy, chúng vẫn mang lại nhiều lợi ích và có đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người.

Chất xơ gồm 2 loại là chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan:

  • Chất xơ không hòa tan: chiếm tỉ lệ rất lớn (hơn rất nhiều loại tan trong nước). Trong tiêu hóa, nó thúc đẩy sự di chuyển của thức ăn, tạo khuôn và làm tăng khối lượng phân, khắc phục chứng táo bón và giúp đào thải các chất cặn bã, chất gây hại trong đường ruột.
  • Chất xơ hòa tan: chỉ chiếm một phần rất nhỏ, có thể hòa tan trong nước tạo thành gel. Nó có tác dụng cản trở, làm chậm hấp thu đường và cholesterol ở ruột, từ đó giúp kiểm soát lượng cholesterol và đường trong máu. Một số loại chất xơ hòa tan là Prebiotic (FOS, Inulin, GOS,…) là thức ăn của vi khuẩn trong đường ruột, giúp phát triển và cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ và nâng cao sức khỏe hê tiêu hóa, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Phosphatidylserine

Phosphatidylserine là một loại phospholipid.

Phosphatidylserine tham gia vào cấu trúc của màng sinh chất, có chức năng truyền tín hiệu tế bào. Nó đặc biệt quan trọng đối với cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng Phosphatidylserine đóng vai trò quan trọng đối với lưu giữ trí nhớ và chức năng nhận thức. Hàm lượng chất này trong não sẽ giảm dần theo tuổi.

Casein Phosphopeptides

Casein phosphopeptides (CPP) có nguồn gốc từ đạm Casein (loại đạm đặc trưng của sữa động vật như sữa bò, sữa cừu,…sữa mẹ chứa hàm lượng thấp hơn)

Caseinphosphopeptides làm tăng tính ổn định của các ion Canxi, Phốt pho và Flo từ đó tăng khả năng hấp thu của ruột và tăng cường tác dụng sinh học của các loại khoáng này đối với cơ thể.

Qua nghiên cứu thấy rằng, Casein phosphopeptides có tác dụng:

    • Giảm thoái hóa và cải thiện hàm lượng khoáng trong xương và răng
    • Giúp trẻ phát triển hệ xương – răng khỏe mạnh và phòng ngừa loãng xương ở người lớn
    • Hỗ trợ điều trị sâu răng, hỏng mem răng

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa là một nhóm chất béo rất phổ biến, có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như mỡ động vật, thịt, sữa… và một số loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu cọ,…

Chất béo bão hòa cấu tạo bởi glycerol và axit béo bão hòa (không có liên kết đôi/axit béo no).

Các loại chất béo nói chung có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, là thành phần cấu tạo tế bào và mô, tham gia các hoạt động sinh lý của cơ thể (nội tiết, tiêu hóa,…).

Cơ thể có thể tự tổng hợp nhóm chất này (nội sinh) hoặc được cung cấp từ thức ăn (ngoại sinh).

Chất béo bão hòa đóng góp nhiều vai trò đối với cơ thể nhưng khi tiêu thụ quá nhiều và mất cân bằng dinh dưỡng sẽ gây tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với lượng vừa đủ là điều quan trọng để cơ thể khỏe mạnh.

Đạm Whey

Đạm Whey là một loại đạm (protein) có trong sữa mẹ và sữa động vật. Đạm whey trong sữa mẹ chiếm khoảng 60% còn trong sữa bò là 20% (80% còn lại là đạm casein).

Đạm Whey là loại đạm hoàn chỉnh, có chất lượng cao, dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn các loại đạm khác. Nó chứa đủ 9 loại axit amin thiết yếu, đặc biệt nhóm axit amin chuỗi nhánh BCAA (leucine, isoleucine và valine) có hàm lượng cao, là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Chúng cung cấp nguyên liệu để xây dựng mô, cơ quan; sản xuất hooc – mon, các chất dẫn truyền thần kinh,…tham gia nhiều hoạt động sinh lý quan trọng của cơ thể.

Đạm whey thường được chia thành 3 loại chính:

  • Đạm whey cô đặc (Whey Protein Concentrate): Có hàm lượng chất béo và đường lactose thấp, hàm lượng protein dao động từ 30 – 80% tùy vào mức độ cô đặc.
  • Đạm whey phân lập (Whey Protein Isolate): Được loại bỏ gần như toàn bộ chất béo và đường lactose, hàm lượng protein trên 90%.
  • Đạm whey thủy phân (Whey Protein Hydrolysate): Đạm được thủy phân tạo ra các cấu trúc nhỏ hơn như peptide (thủy phân một phần) hay axit amin (thủy phân hoàn toàn). Loại này sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng và tăng khả năng hấp thu, đồng thời giảm thiểu nguy cơ dị ứng với sữa.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các sản phẩm dinh dưỡng sẽ lựa chọn dùng loại đạm whey thích hợp. Các loại thực phẩm y tế hay sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh thường được ưu tiên sử dụng đạm thủy phân.

fapjunk
bahis10bets.com betvole1.com casinomaxi-giris.com interbahis-giris1.com klasbahis1.com mobilbahisguncelgiris1.com piabetgiris1.com tipobettgiris.com tumbetgiris1.com betboro 1xbet giriş
İngilizce Türkçe çeviri siteleri kullanıcıların metinleri veya belgeleri yükleyerek anında tercüme yapmalarını sağlayan platformlardır Genellikle temel çeviri ihtiyaçlarını karşılamak için kullanılır ve geniş bir kullanıcı kitlesine hizmet verir. Ancak, tam anlamıyla doğru ve dilbilgisine uygun çeviriler için profesyonel çeviri hizmetlerine başvurmak daha güvenilir olabilir. Bu siteler, hızlı ve pratik bir çözüm sunarken, özellikle hassas veya teknik metinlerin çevirisinde profesyonel bir çevirmenin becerileri ve deneyimi gerekebilir.ingilizceturkce.gen.tr
Spanish to English translation involves accurately conveying not only the words but also the meaning, tone, and cultural nuances of the original text. Skilled translators proficient in both Spanish and English are essential to ensure accurate and effective translations. They must have a deep understanding of both languages' grammar, vocabulary, and idiomatic expressions to deliver high-quality translations. Spanish to English translation is widely used in various fields, including business, literature, media, and international communication. It plays a vital role in enabling cross-cultural understanding and facilitating global interactions.spanishenglish.net